Hướng dẫn chi tiết cách tạo dáng cây cảnh đẹp

Tạo dáng cây cảnh là một điều hết sức cần thiết đối với nghệ nhân chơi cây cảnh, vì một cây bon sai hay cây cảnh có giá trị nghệ thuật cao ở dáng đẹp và những thế có ý nghĩa đặc biệt. Hôm nay PTGreen sẽ bật mí cho bạn cách uốn tỉa và tạo dáng cây cảnh đẹp nhất, cùng tham khảo trong bài viết dưới đây.

1. Thời điểm nào thích hợp để tạo dáng cây cảnh?

Khoảng thời gian vào cuối mùa hè, cuối tháng 7 hoặc đầu tháng 8 là thời điểm cây phát triển mạnh, hình thành nhiều chồi non và lá nên vô cùng thích hợp để tạo dáng cây cảnh. 

Tuy nhiên, cũng tùy từng đặc điểm của cây để chọn đúng thời điểm phù hợp nhất:

  • Đối với những loại cây có nhiều nhựa như cây thông, gỗ sam: thích hợp để uốn nhất là vào cuối tháng 8, lúc này lượng nhựa trong cây đã giảm đi.

  • Đối với những cây rụng lá sớm và ra nhiều nhựa, bạn không nên uốn chúng vào đầu hoặc cuối mùa xuân vì nó sẽ ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây.

> Tham khảo: Các thế cây cảnh được ưa chuộng 

Tùy vào từng đặc thù của cây cảnh sẽ có thời điểm thích hợp để tạo dáng khác nhau

2. Những dụng cụ cần có để uốn cành, tạo dáng cây cảnh bonsai

Để thực hiện tạo dáng cây cảnh, bạn cần chuẩn bị:

- Kìm và kéo: Kéo dùng để cắt tỉa bớt lá, cành cho gọn, và đẹp mắt hơn giúp cho việc tạo dáng cây thuận tiện lợn. Kìm là dụng cụ hết sức cần thiết, dùng để căng dây và tạo độ cong, uốn dây theo mong muốn.

- Dây uốn cành: Bạn có thể chọn chất liệu như kẽm, chì, đồng. Riêng dây sắt, tuyệt đối không nên dùng, vì sau một thời gian nó sẽ bị gỉ sét, in dấu lên thân cây và nếu tiếp xúc với nhựa sẽ làm cây bị ngộ độc dẫn đến chết cây.

> Xem thêm: Dịch vụ cắt tỉa cây xanh chuyên nghiệp | Phương Trung Green 

Chuẩn bị dụng cụ cần thiết để tiến hành uốn cành, tạo dáng cây cảnh

3. Tiêu chí chọn cây để tạo dáng

Để tạo ra cây có dáng đẹp, giá trị nghệ thuật cao, bạn nên tuân thủ những tiêu chí sau:

  • Về tổng thể: Hình dáng, vẻ ngoài của cây cần có sự cân đối, thân - cành - rễ hài hòa. Cây được chọn để uốn, táo dạng phải khỏe mạnh, không bị sâu bệnh.

  • Rễ: Nếu đôi chân làm điểm tựa cho cả thân người, thì rễ là bộ phận tạo điểm đứng vững chắc cho cây. Vì vậy, bạn cần chọn những cây có bộ rễ khỏe mạnh. Rễ đẹp là mọc ra một phần trên bề mặt chậu, nhưng không chồng chéo lên nhau.

  • Thân cây: Cũng như rễ, bạn nên chọn cây có thân khỏe, đẹp và có phần gốc to nhất rồi giảm dần đều đến ngọn. Theo quan niệm của người chơi cây, thân cây có nét sần sùi thì có giá trị hơn.

  • Cành cây: Cần cắt tỉa cho gọn để dễ tạo tán cây, uốn nắn thuận tiện hơn

  • Chậu: Nên chọn chất liệu chậu và hình dáng, kích thích phù hợp với dáng cây để tăng tính thẩm mỹ và chất lượng cây bonsai.

> Tham khảo: Cây Bông giấy có dáng xiêu, dáng trực 

4 tiêu chí chọn cây để uốn 

4. Kỹ thuật tạo dáng cây cảnh cơ bản

Hướng dẫn các bước tạo dáng cây cơ bản:

  • Xác định dáng cây muốn tạo: Bạn cần xác định, tưởng tượng ra hình dáng mà muốn uốn cho cây, để tiết kiệm thời gian trong quá trình thực hiện.

  • Cắt tỉa bớt cành lá: Loại bỏ cành lá san sát nhau gây khó khăn cho việc tạo dáng cây.

  • Tiến hành uốn, tạo dáng cho cây: Trước hết cần cắm đầu dây uốn sâu vào đất trong chậu, rồi uốn cây theo trình tự từ thân - cành chính - cành thân - gốc lên ngọn cây và theo quy tắc lớn trước - nhỏ sau. Nên uốn theo hướng quấn của dây (kẽm, nhôm,...) để cố định dây không bị bung. Nhớ kỹ không nên quấn quá lỏng, tốt nhất nên tạo đường quấn một góc 45 độ với trục thẳng đứng của cây.

  • Chăm sóc - bảo dưỡng cây sau khi tạo dáng: Sau khi đã tạo dáng cho cây, bạn cần cung cấp nước và bổ sung chất dinh dưỡng cho cây luôn tươi tốt.

  • Tháo dây khi cây đã định hình: Sau khoảng 3 đến 4 tháng sau khi tạo dáng cho cây, là thời điểm thích hợp để tháo dây uốn ra. 

> Tham khảo: Cây bonsai phù hợp trồng văn phòng làm việc 

 

Kỹ thuật uốn cây cơ bản

5. Cần lưu ý gì để duy trì dáng cây cảnh

Vốn dĩ cây vẫn sẽ phát triển tự nhiên, vì vậy để duy trì dáng cây cảnh như đã mong muốn, bạn cần phải chú ý thường xuyên cắt tỉa những phần ngoài rìa, đặc biệt là phần ngọn - nơi mọc nhanh nhất.

Điểm thứ hai là cần cắt đi phần cuống trên lá, đối với những cây nhiều nhựa thì chỉ nên lấy tay tỉa đi, để cây hạn chế tiếp xúc với kéo - vật làm từ sắt, có thể gây ngộ độc cho cây.

> Tham khảo: Cây Sâm Nhung - bonsai mini 

Cách để duy trì dáng cây cảnh đã uốn

6. Nơi cung cấp cây cảnh, cây bonsai dáng đẹp, giá tốt nhất

Trên đây là những chia sẻ về cách tạo dáng cây cảnh bonsai cũng như những thông tin quan trọng cần lưu ý. Nếu bạn đang tìm cho mình những chậu cây bonsai, cây cảnh dáng đẹp hay dịch vụ uốn, tạo dáng cho cây thì có thể liên hệ với PTGreen nhé!

Phương Trung Green tự tin với hơn 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực cảnh quan cây xanh, chúng tôi  luôn cập nhật và cho ra đời những cây cảnh dáng đẹp cũng như dịch vụ trang trí, tạo dáng cây theo mong muốn của mọi khách hàng.

> Có thể bạn quan tâm:

Để biết rõ chi tiết về giá cả, thông tin cụ thể, Quý Khách Hàng có thể liên hệ qua:

  • Hotline: 093 630 3179 - Zalo/Call/Sms

  • Email: info.phuongtrunggreen@gmail.com 

  • Địa chỉ: 249/20 Nguyễn Văn Tăng, Phường Long Thạnh Mỹ, Quận 9, Hồ Chí Minh.

icon-phone
093 630 3179 Zalo: 093 630 3179

CÔNG TY TNHH CẢNH QUAN PHƯƠNG TRUNG

VĂN PHÒNG: 249/20 Nguyễn Văn Tăng, Long Thạnh Mỹ, Quận 9. Xem danh sách cửa hàng
Để được tư vấn về việc mua sản phẩm, quà tặng doanh nghiệp, thuê cây văn phòng, thi công ban công/ sân vườn...

Hãy để lại thông tin liên hệ, Chúng tôi sẽ phản hồi bạn trong thời gian sớm nhất!

Bài viết liên quan

icon-phone
093 630 3179 Zalo: 093 630 3179

CÔNG TY TNHH CẢNH QUAN PHƯƠNG TRUNG

VĂN PHÒNG: 249/20 Nguyễn Văn Tăng, Long Thạnh Mỹ, Quận 9. Xem danh sách cửa hàng
Để được tư vấn về việc mua sản phẩm, quà tặng doanh nghiệp, thuê cây văn phòng, thi công ban công/ sân vườn...

Hãy để lại thông tin liên hệ, Chúng tôi sẽ phản hồi bạn trong thời gian sớm nhất!

Giỏ hàng của bạn