icon-phone
093 630 3179 Zalo: 093 630 3179

CÔNG TY TNHH CẢNH QUAN PHƯƠNG TRUNG

VĂN PHÒNG: 249/20 Nguyễn Văn Tăng, Long Thạnh Mỹ, Quận 9. Xem danh sách cửa hàng
Để được tư vấn về việc mua sản phẩm, quà tặng doanh nghiệp, thuê cây văn phòng, thi công ban công/ sân vườn...

Hãy để lại thông tin liên hệ, Chúng tôi sẽ phản hồi bạn trong thời gian sớm nhất!

Hoa Hồng môn đa dạng màu sắc từ đỏ tới tím, cam, hồng, trắng... cùng với hình dáng hoa rất bắt mắt, khiến cho mọi người yêu từ cái nhìn đầu tiên. Không những chỉ giúp tô điểm cho không gian trở nên đầy màu sắc, mà loại cây này còn mang ý nghĩa may mắn và tài lộc cho người sở hữu.

Trong bài tin tức dưới đây, hãy cùng PT Green đi tìm hiểu rõ hơn về Hoa Hồng Môn | Phân loại và ý nghĩa của hoa Hồng Môn nhé!

Thông tin của cây hoa Hồng Môn

- Tên thông thường: hồng môn, vĩ hoa tròn, buồm đỏ

- Tên khoa học: Anthurium andraeanum

- Họ thực vật: họ Ráy Araceae

- Chiều cao cây: 20 - 60cm

- Nguồn gốc xuất xứ: Colombia.

Phân loại cây hoa Hồng Môn

Hồng Môn được chia ra làm 3 loại chính cơ bản, bao gồm:

- Đại Hồng Môn

- Trung Hồng Môn

- Tiểu Hồng Môn

Tuy nhiên, trên thị trường phổ biến chủ yếu là 2 loại trung và tiểu Hồng Môn, hoa có rất nhiều màu sắc phong phú như: cam, hồng, đỏ, trắng, xanh nhạt...

Cây Hồng môn

Đặc điểm cơ bản của cây Hồng Môn

Hồng môn thuộc loại cây thân thảo mọc thành bụi nhỏ dạng cây ráy nhưng thân cứng và các bẹ lá ôm gọn hơn, sống lâu năm. 

Lá hồng môn có màu xanh thẫm, hình trái tim xinh xắn, mọc trên cành dài xanh mướt trông như chiếc ô xinh xắn. 

Hoa hồng môn cũng có hình tim với nhiều màu rực rỡ: đỏ, hồng, trắng, dịu dàng ôm lấy hoa tự màu vàng. 

Trên mỗi hoa tự có nhiều hoa nhỏ kết thành hình trụ. Mỗi khóm hoa tiểu hồng môn thường có 17-20 lá và 4-5 bông hoa.

Cây Hồng môn

Ý nghĩa phong thủy và công dụng của cây Hồng Môn

Trong phong thủy Phương Đông, cây Hồng môn rất được coi trọng bởi nó mang lại vượng khí cho ngôi nhà, xua đuổi khí xấu. Khi trồng cây hồng môn trong nhà, gia chủ sẽ có khả năng thăng tiến trong công việc, mọi sự thuận buồm xuôi gió , thuận lợi trong đường công danh.

Hoa hồng môn có màu đỏ sáng, trong phong thủy nó tượng trưng cho sự may mắn trên con đường kinh doanh, tình hình tài chính chắc chắn được tăng lên.

Cây hồng môn hợp với tất cả các tuổi trong 12 con giáp, nhưng đặc biệt phát triển được hết ý nghĩa phong thủy đối với những người mệnh Hỏa và mệnh Thổ.

Cây Hồng Môn có hoa hình trái tim nên cũng tượng trưng cho một tình yêu bền vững. Người ta cũng quan niệm rằng những đôi yêu nhau nếu tặng chậu cây Hồng Môn sẽ thể hiện tình yêu chung thành,mãnh liệt với người mình yêu thương. 

Ngoài tác dụng trang trí, cây Hồng môn còn có khả năng thanh lọc không khí hiệu quả. Những chiếc lá dày, to bản có khả năng hấp thụ xylen, benzene, formaldehit là những chất độc có thể gây ra nhiều bệnh cho con người đặc biệt là hô hấp, thậm chí cả ung thư.

Tham khảo: Cây phong thủy theo tuổi cho 12 con giáp

Cây hồng môn

 

Cách làm cây Hồng Môn ra hoa nhanh và bền hơn

Sau một thời gian trồng Hồng Môn, khi hoa đã tàn và có thể có những đợt hoa khác nhưng hoa lại nhỏ, màu nhạt hơn và không được như ý.

Để cây có thể phát triển xanh tốt trở lại, bạn cần lưu ý thực hiện những bước sau:

- Khi trồng một thời gian cây sẽ bắt đầu hết dinh dưỡng, cần phải đổi cây sang chậu có kích thước lớn hơn.

- Thời gian khi đợi cây ra hoa, các lá giá xuất hiện nhiều và khiến cây bị thiếu dinh dưỡng, cần sử dụng phân bón lá Đầu trâu 501 kết  hợp với việc xới xáo đất xung quanh gốc.

- Khi cây đã sinh trưởng mạnh trở lại, lá xanh bóng và bắt đầu ra hoa, bạn cận hãm việc sinh trưởng lại để chuyển qua giai đoạn ra hoa. Sử dụng phân bón đầu trâu 701 kết hợp với xới xáo đất để kích thích ra hoa, chú ý chỉ xới xáo nhẹ nhàng lớp đất mặt.

- Sau khi cây đã ra hoa, bạn có thể sử dụng phân bón Đầu trâu 901 để dưỡng hoa có màu sắc đẹp hơn và tươi lâu hơn. 

- Lưu ý, trong quá trình chăm sóc không kết hợp sử dụng cùng lúc phân bón đất và phân bón lá.

Cây hồng môn

Cách trồng và chăm sóc cây Hồng Môn

- Nhân giống: 

Cây được nhân giống bằng phương pháp tách chiết cây con từ cây mẹ sẽ đem đến hiệu quả cao nhất, hoặc bạn có thể nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô từ lá, hạt. 

Với các cây con tách từ cây mẹ phải sau trồng từ 4 tháng trở lên và phải có ít nhất 3 – 4 lá. Dùng dao sắc tách cây con sát gốc, lấy rễ bèo tây bó lại ươm thêm một thời gian cho ra rễ rồi mới trồng vào chậu

- Ánh sáng: 

Hồng môn là cây ưa bóng, chịu ánh sáng khuếch tán khoảng 30-50%, do đó không nên trồng cây nơi nắng chiếu trực tiếp làm cháy lá. 

Bạn có thể trưng cây nơi cửa sổ, cửa kính để cây có màu sắc hoa đẹp, chỗ tối hơn cây vẫn không sao, nhưng tốt nhất nên trưng ở cửa sổ có rèm hoặc dưới tán cây lớn.

- Nhiệt độ: 

Hồng môn ưa mát, chúng có thể sống tốt trong môi trường điều hòa, chịu nóng và lạnh kém. Nhiệt độ ưa thích là 18-29oC. Nhiệt độ dưới 15oC thì cây xấu yếu, èo uột, còn nếu nhiệt độ cao trên 35 độ C lá sẽ bị cháy, vàng lá, dẫn đến chết cây.

- Đất trồng: 

Loại đất tốt nhất để trồng cây là đất tơi xốp, giữ độ ẩm tốt, sạch và đã loại bỏ hết các tạp chất, mềm bệnh.

- Bón phân: 

Bón phân đúng cách là một công đoạn rất quan trọng trong kĩ thuật trồng và chăm sóc hoa hồng môn, bởi khi cây được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, cây mới có thể nuôi sống toàn bộ cơ thể cây được. 

Khi hồng môn bắt đầu ra hoa thì sử dụng phân NPK 12-12-17-9+TE hòa tan vào nước tưới giúp hoa to, màu sắc tươi đẹp.

Cây hồng môn

Cách phòng trừ sâu bệnh cho cây:

Rầy mềm (Myzus circumflexus):

Rầy thường bám vào mặt dưới của những lá già, sau đó phát triển mạnh và bao phủ toàn bộ cây. Do vậy cần phát hiện sớm để phun thuốc và tỉa bỏ bớt các lá già.

Thuốc tham khảo: thuốc có hoạt chất sau để phòng trừ: Emamectin benzoate, Abamectin, Cypermethrin, Dinotefuran…

Nhện đỏ(Tetranychus cinnabarinus)

Thường phát triển mạnh trong điều kiện thời tiết nắng ấm, chúng núp dưới mặt lá, chích hút nhựa lá làm lá có rất nhiều chấm nhỏ li ti.

Thuốc tham khảo: thuốc có hoạt chất sau để phòng trừ: Diafenthiuron, Hexythiazox, Propargite, Abamectin, Fenpyroximate, Emamectin benzoate…

Bọ trĩ (Frankliniella occidentalis)

Bọ trĩ chích hút làm lá quăn lại, hoa và lá non quăn queo.

Thuốc tham khảo: thuốc có hoạt chất sau để phòng trừ: Diafenthiuron, Hexythiazox, Propargite, Abamectin, Fenpyroximate, Emamectin benzoate…

Sên nhớt: 

Chúng phá chồi lá và hoa do vậy cần phát hiện sớm và rải thuốc diệt nhớt có thành phần Methaldehyt để phòng trừ.

Cây hồng môn

Bệnh do vi khuẩn

- Triệu chứng bệnh do Xanthomonas sp.: trên lá xuất hiện những vệt màu sáng, mọng nước sau đó lan rộng ra thành những đốm đỏ nâu có viền ngoài mọng nước. Bệnh còn xuất hiện ở hoa và chồi

- Triệu chứng bệnh do Pseudomonas sp.: xuất hiện những đốm nâu trên mặt lá, hình góc cạnh không đều. Khi bị bệnh lá bị bỏng hoàn toàn.

- Bệnh do Erwinia sp. có triệu chứng cuống lá trở nên mềm, lá bị vàng đi nhanh chóng.

Có thể phòng bệnh bằng cách thường xuyên tỉa lá để tạo độ thông thoáng trong luống trồng.

Thuốc tham khảo: thuốc có hoạt chất sau để phòng trừ: Thuốc gốc đồng, Kasugamycin, Bismerthiazol, Cytosinpeptidemycin, …

Bệnh thán thư (Collectotrichum spp.)

Trên lá xuất hiện những đốm nâu đỏ có viền ngoài màu vàng, sau đó lan rộng ra bề mặt lá. 

Phòng trừ bằng cách hạn chế độ ẩm trong nhà trồng, vệ sinh thông thoáng khu trồng, tỉa bỏ bớt các lá bệnh và tiêu hủy.

Thuốc tham khảo: thuốc có hoạt chất để phòng trừ như: Carbendazim, Benomyl, Thiophanate-Methyl, Azoxytrobin phun theo liều lượng khuyến cáo.

Bệnh thối rễ (Pythium spp., Rhizoctonia spp., Phytophthora spp.)

Bệnh có triệu chứng một phần hay toàn bộ rễ bị nâu hóa, nâu đen, cây phát triển còi cọc đến khi chết héo            

Phòng trừ bằng cách kiểm tra độ thông thoáng của giá thể. Khi giá thể lâu ngày kém thông thoáng nên thay mới bằng giá thể khác. Tiêu hủy cây bị bệnh và vùng giá thể có cây bị bệnh, vệ sinh thông thoáng khu trồng.

Thuốc tham khảo: thuốc có hoạt chất sau để phòng trừ: Validamycin, Iprodione, Thiophanate -Methyl, Pencycuron. Fosetyl Aluminium.

Bệnh thối gốc (Fusaium spp., Cylindrocladium spp.)

Triệu chứng: ngay phần thân gốc tiếp giáp với mặt đất có vết đốm nâu, sau đó lan rộng. 

Phòng trừ bằng cách kiểm tra độ thông thoáng của giá thể. Khi giá thể lâu ngày kém thông thoáng nên thay mới bằng giá thể khác. Tiêu hủy cây bị bệnh và vùng giá thể có cây bị bệnh, vệ sinh thông thoáng khu trồng.

Thuốc tham khảo: thuốc có hoạt chất Iprodine, Thiophanate-Methyl, Metalaxyl + Mancozeb phun vào gốc theo liều lượng khuyến cáo.

Bệnh đốm lá (Septonia sp.)

Vết bệnh có dạng từ tròn đến oval, viền nâu phía trong màu xám trắng. Bệnh phát triển và phá hoại bộ lá. Phòng ngừa bằng cách hạn chế độ ẩm cao trong nhà trồng, vệ sinh thông thoáng khu trồng cây.

Thuốc tham khảo: thuốc có hoạt chất sau để phòng trừ: Maneb, Mancozeb, Chlorothalonil, Benomyl.

Cây hồng môn

THÔNG TIN LIÊN HỆ

--------------------------------

CÔNG TY TNHH CẢNH QUAN PHƯƠNG TRUNG

Hotline: 093.630.3179 - 034.8738.188 - 0974.222.759 - 0901.349.249

Email: canhquanphuongtrung@gmail.com    

Địa chỉ: 249 Nguyễn Văn Tăng, phường Long Thạnh Mỹ, Quận 9, HCM.

icon-phone
093 630 3179 Zalo: 093 630 3179

CÔNG TY TNHH CẢNH QUAN PHƯƠNG TRUNG

VĂN PHÒNG: 249/20 Nguyễn Văn Tăng, Long Thạnh Mỹ, Quận 9. Xem danh sách cửa hàng
Để được tư vấn về việc mua sản phẩm, quà tặng doanh nghiệp, thuê cây văn phòng, thi công ban công/ sân vườn...

Hãy để lại thông tin liên hệ, Chúng tôi sẽ phản hồi bạn trong thời gian sớm nhất!

Bài viết liên quan

icon-phone
093 630 3179 Zalo: 093 630 3179

CÔNG TY TNHH CẢNH QUAN PHƯƠNG TRUNG

VĂN PHÒNG: 249/20 Nguyễn Văn Tăng, Long Thạnh Mỹ, Quận 9. Xem danh sách cửa hàng
Để được tư vấn về việc mua sản phẩm, quà tặng doanh nghiệp, thuê cây văn phòng, thi công ban công/ sân vườn...

Hãy để lại thông tin liên hệ, Chúng tôi sẽ phản hồi bạn trong thời gian sớm nhất!

093 630 3179

Giỏ hàng của bạn